Đăng ký thành viên
Trang chủ»KIẾN THỨC»Táo bón lâu ngày gây ra nhiều biến chứng

Táo bón lâu ngày gây ra nhiều biến chứng

Táo bón lâu ngày gây ra nhiều biến chứng

Táo bón lâu ngày có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sưng tĩnh mạch ở hậu môn, nứt hậu môn, ruột lòi khỏi hậu môn.

Táo bón là một dạng rối loạn tiêu hóa, rất phổ biến trên thế giới. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều nhất ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi), trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Đại tiện ít hơn 3 lần một tuần được xem là táo bón.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Hậu, (Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết, người bị táo bón thường có phân không đều, phân khó đi kèm với cảm giác đau và cứng. Khi tình trạng này kéo dài, phân không thể đào thải ra ngoài, tích tụ quá lâu trong đại tràng có thể khiến người bệnh gặp nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bị táo bón kéo dài có thể khiến ruột già căng ra gần như không còn nếp nhăn và đến gần tim.

Ruột tắc nghẽn: Khi cơ thể không thể tống phân ra ngoài, kéo dài lâu ngày, tích tụ trong ruột tạo khối tắc nghẽn. Khối phân cứng và quá lớn khiến ruột già không co bóp đẩy ra ngoài gây đau đớn và nhiễm trùng. Triệu chứng của người bệnh là đau bụng, khó chịu, chuột rút sau ăn, buồn nôn, đau đầu...

Bệnh trĩ: Táo bón kéo dài, căng thẳng khi đi đại tiện khiến các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng sưng, viêm, được gọi là trĩ hoặc búi trĩ. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau khi đi đại tiện. Trĩ nội thường không gây đau, khi đau thường có viêm hoặc huyết khối, người bệnh có thể thấy phân màu đỏ tươi trong bồn cầu.

Nứt hậu môn: Hậu môn xuất hiện vết rách trên lớp niêm mạc, làm lộ cơ xung quanh dẫn đến co thắt, về lâu dài kéo các mép vết nứt ra rộng hơn. Tổn thương thường xuất hiện khi người bệnh bị táo bón, đi đại tiện kèm phân cứng, kích thước lớn, gây đau và chảy máu.

Sa trực tràng: Bệnh xảy ra khi phần cuối của đại tràng, niêm mạc trực tràng thò ra ngoài hậu môn thường xuyên hoặc khi đi đại tiện. Triệu chứng thường gặp của sa trực tràng là cảm giác ướt vùng hậu môn, ngứa ngáy khó chịu hoặc đau xung quanh hậu môn, rò rỉ phân, chất nhầy, mô đỏ thò ra ngoài hậu môn sau đại tiện hoặc thường xuyên ở ngoài hậu môn.

Bác sĩ Văn Hậu cho biết,táo bón có rất nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân nguyên phát như rối loạn chức năng sàn chậu do các khối cơ, dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không giữ được các cơ ở vùng sàn chậu nằm đúng vị trí. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến táo bón. Tình trạng này có thể do rối loạn cơ chế tống phân, nhu động ruột hoạt động kém, mất phản xạ đại tiện hoặc do thiếu lợi khuẩn ruột.

Táo bón do nguyên nhân thứ phát phổ biến hơn cả, do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều chất béo, uống không đủ nước, lười vận động, thường xuyên trì hoãn đại tiện. Người mắc các bệnh lý toàn thân như chấn thương đầu, tủy sống, parkinson, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn nội tiết, nhiễm độc chì... cũng là nguyên nhân gây táo bón.

Bác sĩ Hậu chia sẻ thêm, điều trị bệnh táo bón cần điều trị nguyên nhân, điều chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân, thuốc tăng co, bơm men ruột. Hiện nay, có phương pháp vật lý trị liệu phục hồi hai cung phản xạ đại tiện là một phức hợp điều trị được áp dụng ở nhiều trung tâm tiêu hóa lớn trên thế giới. Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM là một trong những nơi đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương pháp phức hợp này trong điều trị táo bón.

Táo bón chủ yếu là do thói quen ăn uống và lối sống không lành mạnh. Do đó, mọi người cần thay đổi lối sống phòng ngừa táo bón như sử dụng nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám... và hạn chế chất béo động vật, đồ ăn công nghiệp, nước ngọt đóng chai, bia, rượu, uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

Thanh thiếu niên, người trưởng thành thường xuyên hoạt động thể chất, ít nhất 30 phút mỗi ngày, với các môn thể thao phù hợp với sức khỏe của bản thân. Hạn chế căng thẳng, lo âu bằng cách sắp xếp công việc và nghỉ ngơi hợp lý cũng giúp phòng tránh táo bón. Mọi người nên tạo thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định, tốt nhất là sau khi ăn sáng. Trẻ uống sữa bột ngừng hoặc đổi loại sữa đang uống có thể  cải thiện táo bón.

Bác sĩ lưu ý, nếu đã thực hiện các cách trên nhưng tình trạng táo bón không được cải thiện, vẫn kéo dài 3-4 ngày không đại tiện được thì bạn cần đi khám. Người đi đại tiện có máu trong phân, đau dữ dội, giảm cân không rõ nguyên nhân, nôn mửa hoặc sốt, đau lưng dưới... nên khám và điều trị kịp thời để tránh biến chứng có thể xảy ra.

Bạn có thể liên hệ với sức khỏe việt skvi để tư vấn đặt lịch 0975.055.001

Bài viết liên quan

Cận Tết, nhiều người bị chấn thương phổi, phải phẫu thuật sọ não do tai nạn giao thông.

  • Mô tả

    Bác sĩ Hà Đăng Thiệp, Trưởng đơn vị Chấn thương sọ não, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM (1A) cho biết, khoa đang điều trị cho hơn 100 bệnh nhân, có sự gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

  • Mặc dù các biện pháp dự phòng và tầm soát đột quỵ ngày càng được cải thiện, tỷ lệ đột quỵ vẫn không hề thuyên giảm.

  • Mô tả

    Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ. Năm 2024, riêng Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) đã tiếp nhận hơn 17.000 ca, đây là con số cao nhất từ trước đến nay. Đáng nói, tỉ lệ người trẻ mắc đột quỵ ngày càng tăng.

  • Công nghệ đột phá: chuyển hóa tế bào ung thư về trạng thái tế bào khỏe mạnh.

  • Mô tả

    Các nhà nghiên cứu đã phát triển một kỹ thuật đột phá mới, có thể đảo ngược một số tế bào ung thư trở lại trạng thái giống tế bào bình thường mà không tiêu diệt chúng.

  • Đứt lìa cổ chân khi cắt cỏ, được nối lành cả phần hệ thống thần kinh

  • Mô tả

    Tai nạn xảy ra khi bệnh nhân đang sử dụng máy cắt cỏ. Sau khi được sơ cứu tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân được chuyển khẩn cấp đến Bệnh viện Việt Đức. May mắn, phần chân đứt rời đã được bảo quản lạnh đúng cách, tạo điều kiện tốt để tiến hành nối vi phẫu.

  • Bệnh viện Nhân dân 115: Năm 2024, tiếp nhận hơn 17.000 ca đột quỵ, 15% tàn phế hoặc tử vong

  • Mô tả

    Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc đột quỵ cao gấp 1,5 lần Thái Lan, với tỷ lệ tử vong do nhồi máu não cao gấp 3 lần. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do đột quỵ tại Việt Nam là 210/100.000 người, trong đó 21% bệnh nhân bị tàn phế sau điều trị.

  • Tư Vấn Liên Hệ

    Liên hệ
    Họ tên(*)
    Trường bắt buộc

    Điện thoại
    Invalid Input

    Email(*)
    Trường bắt buộc

    Nội dung(*)
    Trường bắt buộc

    Gửi ngay

    Liên hệ

    Công ty TNHH SKVI

    CLB Sức Khỏe Việt SKVI

    Cơ sở 1: KĐT Đình Trám Sen Hồ - Việt Yên - Bắc Giang

    Cơ sở 2: Số 29 Phố Lê Lý - Phường Hoàng Văn Thụ - TP. Bắc Giang- Tỉnh Bắc Giang

    Hotline: 0818 826 747/ 0974 278 842/ 0975 055 001

    Lịch Làm Việc

    Làm việc tất cả các ngày trong tuần

    Sáng: 8h - 12h

    Chiều: 13h30 - 21h00

    Nếu đến sau 17h30 vui lòng liên hệ trước để bác sĩ đặt lịch ( Trung tâm có chỗ để xe ô tô cho quý khách )