Nghẽn mạch là do cục máu đông bên trong lòng mạch gây ra. Cục máu đông là gì? Đó là một khối gồm các tế bào và protein trong máu, bình thường nó giúp cầm máu khi bị thương và mất đi khi vết thương lành. Nếu những cục máu đông này hình thành bất thường, khi không cần thiết, nó có thể làm nghẽn hoặc tắc mạch máu hoàn toàn.
1. Hình thành cục máu đông
Khi xuất hiện cục máu đông tại các vị trí mạch máu khác nhau có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Trong lòng động mạch, nó có thể làm bạn đau tim hoặc đột quỵ; Trong lòng tĩnh mạch, cục máu đông sẽ làm sưng và đau, một cục máu đông trong tĩnh mạch sâu ở chân gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (Deep vein thrombosis - DVT), nó sẽ di chuyển lên phổi gây tắc động mạch phổi (Pulmonary Embolic - PE). Cả hai nơi này đều là những tình trạng cấp cứu cực kỳ nguy hiểm, nếu không được xử trí kịp thời.
Cục máu đông thường tạo ra khi bạn bị chấn thương, khi ít vận động cơ bắp. Một số cũng không rõ nguyên nhân tại sao, tuy nhiên cục máu đông hay xảy ra: Những người bị chấn thương phải nằm tại giường nhiều ngày, phải ngồi nhiều giờ không vận động trên chuyến bay đường dài, người béo phì, những người mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu và người trên 60 tuổi.
Khi cục máu đông làm chậm dòng chảy trong lòng mạch máu, nó sẽ tích tụ làm sưng lên, nếu tắc ở cẳng chân của bạn đó là dấu hiệu của DVT. Cục máu đông có thể ở bất cứ bộ phận nào như cánh tay, bụng. Thậm chí khi khỏi vẫn thỉnh thoảng sưng và thậm chí gây loét, đau do tổn thương mạch máu.
Nếu cục máu đông gây nghẽn tĩnh mạch ở tay hoặc ở chân bạn, nó có màu hơi xanh hoặc hơi đỏ, sau đó da vùng đó có thể đổi màu do mạch máu bị tổn thương.
Nếu bạn đột ngột đau ngực dữ dội, có thể cục máu đã vỡ ra lan lên phổi gây PE (tắc mạch phổi), hoặc có thể cục máu đông trong động mạch khiến bạn đau tim. Bạn cũng có thể thấy đau ở bụng, cánh tay do cục máu đông làm nghẽn mạch tại đó.
Bạn có thể đột ngột thấy khó thở, đó là dấu hiệu nghiêm trọng, có thể cục máu đông di chuyển làm nghẽn mạch máu trong phổi, trong tim; bạn có thể sẽ cảm thấy ngất xỉu, vã mồ hôi, có thể kèm theo ho ra máu (PE), khi đó bạn cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Bạn cũng có thể không thấy có dấu hiệu gì vì tùy thuốc vào vị trí cục máu đông trong mạch máu.
Tương tự nếu cục máu đông trong tim (mạch vành tim), làm nghẽn mạch này, bạn sẽ bị nhồi máu cơ tim cấp, cũng có cảm giác choáng váng, buồn nôn, đau ngực, vì vậy cần khẩn trương gọi cấp cứu ngay.
Tại não, khi có cục máu đông làm nghẽn lòng mạch máu, làm máu không lưu thông bình thường được, áp lực trong lòng mạch sẽ tăng lên nhiều gây đột quỵ não. Nếu không được cung cấp oxy từ tế bào máu, tế bào não sẽ chết trong vài phút.
Cục máu đông trong mạch máu não cũng có thể gây đau đầu, lú lẫn, nói ngọng, liệt nửa người vv...
Khi cục máu đông trong tĩnh mạch dạ dày, thực quản, bạn có thể đau bụng nhiều, bị nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra phân đen do chảy máu vào dạ dày và xuống ruột. Tại thận, cục máu đông trong tĩnh mạch thận thường gây ra đi tiểu ra máu, đau lưng, đi tiểu ít hơn do chức năng thận bị ảnh hưởng.
Vì những dấu hiệu trên, nếu nghi ngờ có cục máu đông, bạn nên đến bệnh viện cấp cứu ngay vì cục máu đông có thể gây chết người. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng thuốc tan cục máu đông hoặc phẫu thuật, hoặc làm các thủ thuật làm tan cục máu đông.
2. Ngăn ngừa hình thành cục máu đông
• Trước hết nên kiểm soát trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tránh thừa cân, béo phì; ăn uống lành mạnh và luôn vận động thể lực.
• Đừng ngồi quá lâu một chỗ đặc biệt sau những chuyến bay dài, hoặc sau phẫu thuật
• Nên di chuyển chủ động, vận động vài giờ/lần, gấp duỗi bàn chân, xoay cổ chân trên ghế
• Kiểm tra tất, nới rộng quần áo, tất giúp lưu thông máu
• Khám bác sĩ để tư vấn có phải dùng thuốc chống đông hay không
Các bạn cần tư vấn và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ vui lòng liên hệ qua số điện thoại : 0975.055.001