Đăng ký thành viên
Trang chủ»Tin tức»Nguy kịch vì chữa ung thư bằng phương pháp 'truyền mạng'

Nguy kịch vì chữa ung thư bằng phương pháp 'truyền mạng'

Nghe theo những lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người tìm cách chữa ung thư bằng đắp thuốc nam, uống nước kiềm hay tháo thụt đại tràng, nhịn ăn... phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

 

canh-bao-nguy-co-ngo-doc-do-an-nam-la.jpg

 

Tâm lý "có bệnh vái tứ phương", nhiều bệnh nhân ung thư suýt chết vì chữa bệnh theo phương pháp lạ.

 

Bỗng dưng thụt rửa đại tràng

 

Từng mổ cắt tử cung phần phụ vì mắc ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện K cách đây 18 tháng, sau điều trị chị M.L.H. (43 tuổi, Hà Nội) phải điều trị hóa chất và trị liệu. Sau khi điều trị, chị H. nghe theo một nhóm Facebook, hướng dẫn tự thụt rửa đại tràng bằng nước để chữa ung thư.

 

Chị H. đã làm theo phương pháp này trong vòng 2 tháng. Sau đó phát hiện đi tiểu ra phân, lúc này chị mới lo lắng đến bệnh viện kiểm tra. 

 

Tại Bệnh viện Việt Đức, sau khi chụp cắt lớp ổ bụng và soi đại tràng, bàng quang, các bác sĩ chẩn đoán xác định chị H. bị rò trực tràng bàng quang. Nguyên nhân do tự thụt rửa đại tràng không đúng cách.

 

Các bác sĩ đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u di căn vào bàng quang và đại tràng của bệnh nhân. Đồng thời dẫn lưu bàng quang, phải làm hậu môn nhân tạo. Hiện tại bệnh nhân ăn uống, đi lại bình thường và đã được xuất viện.

 

Cũng với tâm lý mắc bệnh ung thư là nhận "án tử", bà M. (58 tuổi, tỉnh Phú Thọ) đã biết mình mắc ung thư vú từ 2 năm trước nhưng không điều trị mà tự về nhà đắp thuốc nam. Suốt 2 năm điều trị bằng thuốc nam, sức khỏe không những không cải thiện, bà M. còn phải nhập viện trong tình trạng vú phải vỡ loét, chảy máu, hoại tử.

 

Bà M. chia sẻ do nhiều người mách đắp thuốc nam có thể điều trị ung thư nên bà làm theo. Tuy nhiên, bệnh không đỡ mà ngày càng nặng hơn. Khối u ngày càng to, biến dạng sùi loét, chảy máu khiến người bệnh vô cùng đau đớn. 

 

Bà đến bệnh viện trong tình trạng suy kiệt, khối u vú phải kích thước lớn, vỡ chảy dịch, thâm nhiễm rộng tổ chức da vùng ngực, di căn hạch và di căn xa nhiều nơi. Với tình trạng hiện tại, các bác sĩ không thể điều trị triệt căn mà chỉ có thể điều trị triệu chứng để bệnh không tiến triển quá nhanh, kéo dài hơn sự sống, giảm sự đau đớn cho người bệnh.

 

Khủng hoảng hơn, mạng xã hội còn truyền tai nhau phương pháp nhịn ăn, uống nước kiềm có thể chữa ung thư. Không ít bệnh nhân sau khi áp dụng những phương pháp thiếu khoa học này đã phải nhập viện vì sức khỏe suy kiệt, nguy cơ tử vong cao, bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất.

 

Nhầm lẫn với quan niệm mổ làm ung thư lây lan nhanh

 

Nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân ung thư sợ đụng "dao kéo" vì quan niệm nếu thực hiện phẫu thuật sẽ khiến ung thư lây lan nhanh hơn. TS Nguyễn Diệu Linh, phó trưởng khoa khám bệnh Tân Triều, Bệnh viện K, cho hay nguyên tắc của phẫu thuật ung thư là cắt bỏ, lấy rộng tất cả những vùng xung quanh khối u, hạn chế tế bào khối u còn tồn tại.

 

"Việc phẫu thuật sẽ không cấy và gieo rắc thêm tế bào ung thư như lời truyền tụng. Vì vậy, phẫu thuật cắt bỏ khối u khi có chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết để tốt hơn cho bệnh nhân", BS Linh cho hay.

 

Theo ông Phạm Văn Bình, phó giám đốc Bệnh viện K, tại Việt Nam ước tính mỗi năm có trên 182.000 ca mắc ung thư mới, trong đó có những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung chỉ mới 15 tuổi. Tuy nhiên, cũng có tới 60% bệnh ung thư được chữa khỏi bằng phẫu thuật đơn thuần.

 

"Trong đó, lĩnh vực ung thư là điều trị đa mô thức: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, dinh dưỡng và các phương pháp khác. Trong đó phẫu thuật đã, đang và sẽ vẫn là một trong những phương pháp mang tính chất triệt căn lớn nhất. Với 200 loại bệnh ung thư được thống kê thì có tới 60% trong số đó có thể khỏi bệnh bằng phẫu thuật đơn thuần nếu được chẩn đoán sớm.

 

Trong đó, phẫu thuật robot là phương pháp phẫu thuật hiện đại nhất hiện nay với nhiều ưu điểm như hạn chế mất máu, sử dụng hình ảnh 3D giúp phẫu thuật viên xử lý tốt hơn, nạo vét hạch tốt hơn, giúp bác sĩ cắt bỏ được tế bào ung thư, bảo vệ được các cơ quan lành", ông Bình nói.

 

BS Linh cũng cho hay không ít người khi biết mình bị ung thư đã không đến ngay các cơ sở y tế để điều trị, chữa bệnh tuân theo phác đồ của bác sĩ mà nghe theo các lời mách bảo truyền miệng dùng, uống các loại thuốc lá, thuốc đông y không rõ nguồn gốc.

 

"Đây là hành động vô tình làm người bệnh tự đánh mất đi thời gian vàng điều trị bệnh. Sau khi điều trị bằng thuốc lá không có hiệu quả, bệnh nặng lên, người bệnh mới quay trở lại điều trị theo lộ trình của bác sĩ thì đã muộn. 

 

Vì vậy, phải luôn tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Chỉ sử dụng phương pháp thay thế điều trị khi đã kết thúc liệu trình. Tuyệt đối không nên bỏ dở liệu trình mà bác sĩ đang điều trị để nghe theo những lời đồn thổi, tự ý dùng các biện pháp khác điều trị ung thư như dùng các loại lá, loại thuốc được mách bảo", BS Linh khuyến cáo.

 

TS Phạm Vũ Hùng, trưởng khoa phẫu thuật nhiễm khuẩn Bệnh viện Việt Đức, khuyến cáo hiện nay có rất nhiều thông tin lan truyền trên mạng xã hội về các phương pháp chữa ung thư.

 

"Có rất nhiều người tin vào quảng cáo trên mạng và đi theo những hướng dẫn, như bệnh nhân thụt rửa đại tràng chữa bệnh vừa phải nhập viện vừa qua. 

 

Đây là phương pháp phản khoa học, đặc biệt là bệnh nhân ung thư. Người dân cần lưu ý khi nhận thấy các triệu chứng bất thường nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời", bác sĩ Hùng khuyến cáo.

(st)

Bài viết liên quan

Cận Tết, nhiều người bị chấn thương phổi, phải phẫu thuật sọ não do tai nạn giao thông.

  • Mô tả

    Bác sĩ Hà Đăng Thiệp, Trưởng đơn vị Chấn thương sọ não, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM (1A) cho biết, khoa đang điều trị cho hơn 100 bệnh nhân, có sự gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

  • Mặc dù các biện pháp dự phòng và tầm soát đột quỵ ngày càng được cải thiện, tỷ lệ đột quỵ vẫn không hề thuyên giảm.

  • Mô tả

    Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ. Năm 2024, riêng Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) đã tiếp nhận hơn 17.000 ca, đây là con số cao nhất từ trước đến nay. Đáng nói, tỉ lệ người trẻ mắc đột quỵ ngày càng tăng.

  • Công nghệ đột phá: chuyển hóa tế bào ung thư về trạng thái tế bào khỏe mạnh.

  • Mô tả

    Các nhà nghiên cứu đã phát triển một kỹ thuật đột phá mới, có thể đảo ngược một số tế bào ung thư trở lại trạng thái giống tế bào bình thường mà không tiêu diệt chúng.

  • Đứt lìa cổ chân khi cắt cỏ, được nối lành cả phần hệ thống thần kinh

  • Mô tả

    Tai nạn xảy ra khi bệnh nhân đang sử dụng máy cắt cỏ. Sau khi được sơ cứu tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân được chuyển khẩn cấp đến Bệnh viện Việt Đức. May mắn, phần chân đứt rời đã được bảo quản lạnh đúng cách, tạo điều kiện tốt để tiến hành nối vi phẫu.

  • Bệnh viện Nhân dân 115: Năm 2024, tiếp nhận hơn 17.000 ca đột quỵ, 15% tàn phế hoặc tử vong

  • Mô tả

    Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc đột quỵ cao gấp 1,5 lần Thái Lan, với tỷ lệ tử vong do nhồi máu não cao gấp 3 lần. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do đột quỵ tại Việt Nam là 210/100.000 người, trong đó 21% bệnh nhân bị tàn phế sau điều trị.

  • Tư Vấn Liên Hệ

    Liên hệ
    Họ tên(*)
    Trường bắt buộc

    Điện thoại
    Invalid Input

    Email(*)
    Trường bắt buộc

    Nội dung(*)
    Trường bắt buộc

    Gửi ngay

    Liên hệ

    Công ty TNHH SKVI

    CLB Sức Khỏe Việt SKVI

    Cơ sở 1: KĐT Đình Trám Sen Hồ - Việt Yên - Bắc Giang

    Cơ sở 2: Số 29 Phố Lê Lý - Phường Hoàng Văn Thụ - TP. Bắc Giang- Tỉnh Bắc Giang

    Hotline: 0818 826 747/ 0974 278 842/ 0975 055 001

    Lịch Làm Việc

    Làm việc tất cả các ngày trong tuần

    Sáng: 8h - 12h

    Chiều: 13h30 - 21h00

    Nếu đến sau 17h30 vui lòng liên hệ trước để bác sĩ đặt lịch ( Trung tâm có chỗ để xe ô tô cho quý khách )