Giảm tiểu cầu bao nhiêu thì nguy hiểm?
Tiểu cầu là một tế bào máu có vai trò rất quan trọng đối với khả năng cầm máu. Giảm tiểu cầu là bệnh lý thường gặp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới thần kinh, gây suy thận hoặc các biến chứng nặng liên quan tới đông máu,...
1. Thế nào được coi là giảm tiểu cầu?
1.1 Chức năng của tiểu cầu
Tiểu cầu (platelets hay thrombocytes) là một loại tế bào máu được sản xuất trong tủy xương. Tiểu cầu có chức năng ngưng kết với nhau thành một cục máu đông để bịt kín mạch máu khi bị tổn thương, giúp cầm máu hiệu quả.
Tiểu cầu thường chỉ sống được khoảng 7 - 10 ngày, sau đó sẽ bị loại bỏ. Số lượng tiểu cầu trung bình trong máu ở khoảng 150.000 - 450.000/micro lít máu.
1.2 Giảm tiểu cầu là gì?
Giảm tiểu cầu là thuật ngữ mô tả tình trạng tiểu cầu thấp hơn mức bình thường trong máu, số lượng tiểu cầu dưới 150.000 tế bào/micro lít máu. Dù số lượng tiểu cầu giảm, chức năng của chúng vẫn được duy trì.
Khi số lượng tiểu cầu quá thấp thì quá trình đông máu sẽ bị chậm lại, có thể gây chảy máu tự phát bên ngoài, chảy máu bên trong hoặc chảy máu dưới da. Đối với các trường hợp giảm tiểu cầu nhẹ, chức năng đông máu và cầm máu có thể vẫn bình thường.
2. Triệu chứng giảm tiểu cầu
- Giảm tiểu cầu nhẹ: Thường không có triệu chứng và chỉ tình cờ phát hiện khi thực hiện xét nghiệm huyết đồ;
- Giảm tiểu cầu nặng: Dưới 20.000/micro lít máu có thể gây triệu chứng chảy máu kéo dài khi bị đứt tay, chân hoặc bị ra máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt;
- Giảm tiểu cầu nặng: Dưới 10.000 - 20.000/micro lít máu có thể gây chảy máu tự phát. Triệu chứng thường gặp là xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc mũi, miệng, họng, niêm mạc ống tiêu hóa (chảy máu cam, chảy máu chân răng, có máu trong nước tiểu hoặc phân,...);
- Xuất hiện các nốt xuất huyết giảm tiểu cầu: Các vết xuất huyết nhỏ dưới da, đỏ, kích thước bằng đầu kim, phẳng, thường ở 2 cẳng chân. Đây là biểu hiện của xuất huyết ở các mao mạch dưới da hoặc niêm mạc;
- Xuất hiện ban xuất huyết giảm tiểu cầu: Các nốt xuất huyết dưới da có đường kính trên 3mm, có thể do sự hội tụ của các nốt xuất huyết ở trên.
3. Nguyên nhân gây giảm tiểu cầu
- Virus: Khi cơ thể nhiễm virus (quai bị, thủy đậu, rubella, viêm gan B, viêm gan C, HIV, virus Epstein Barr,...), tủy xương có thể tạo ra ít tiểu cầu hơn. Khi virus không còn trong cơ thể, tủy xương sẽ tiếp tục sản xuất tiểu cầu bình thường;
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể ức chế khả năng tạo tiểu cầu của cơ thể hoặc tạo ra các kháng thể gây phá hủy tiểu cầu;
- Bệnh lý ác tính: Một số bệnh ung thư, tiêu biểu là bệnh bạch cầu có thể làm giảm số lượng tế bào tiểu cầu. Nguyên nhân vì tế bào ung thư chiếm không gian trong tủy xương, ngăn chặn việc sản sinh các tiểu cầu mới. Các tế bào ung thư ở nơi khác trên cơ thể cũng có thể xâm nhập vào tủy xương, ảnh hưởng tới khả năng sản xuất tiểu cầu;
- Xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch: Còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, là tình trạng hệ thống miễn dịch bị rối loạn, tạo ra các kháng thể phá hủy tiểu cầu;
- Thiếu máu bất sản: Là tình trạng tủy xương không thể tạo ra các tế bào máu bình thường, dẫn tới giảm số lượng tiểu cầu. Nguyên nhân gây thiếu máu bất sản tủy có thể là do nhiễm virus, sử dụng thuốc, chất phóng xạ hoặc bẩm sinh mắc thiếu máu Fanconi;
- Hóa trị: Các thuốc hóa trị tấn công các tế bào phân chia nhanh như tế bào ung thư, tế bào máu. Vì vậy, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều bị tổn thương, giảm số lượng khi thực hiện hóa trị ung thư;
- Gen di truyền: Có một số bệnh lý dẫn đến giảm tiểu cầu thứ phát do đột biến gen;
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối: Tình trạng các cục máu nhỏ hình thành trong các mạch máu phá hủy hồng cầu và tiểu cầu;
- Lách to: Một phần tế bào tiểu cầu được lưu trữ trong lá lách. Nếu lá lách to hơn thì nhiều tiểu cầu sẽ bị mắc kẹt trong đó, gây giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Lách to do một số bệnh lý khác nhau;
- Mang thai: Tình trạng giảm tế bào tiểu cầu có thể gặp ở khoảng 5% thai phụ hoặc là hậu quả của tiền sản giật;
- Nguyên nhân khác: Uống rượu, thiếu vitamin B12 và axit folic, mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, truyền máu, ghép tạng, tổn thương hoặc viêm mạch máu và các van tim, nhiễm trùng nặng,...
- Khám tổng trạng, hỏi triệu chứng đang mắc phải, xem xét các dấu vết bầm tím, ban xuất huyết;
- Hỏi về bệnh sử gia đình, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các loại thuốc người bệnh đang sử dụng;
- Xét nghiệm công thức máu đầy đủ để biết số lượng tế bào máu nói chung, số lượng tiểu cầu nói riêng;
- Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu;
- Xét nghiệm đông máu nhằm mục đích xác định thời gian máu đông và các yếu tố ảnh hưởng;
- Siêu âm bụng kiểm tra xem lách có bị to không;
- Sinh thiết tủy xương và hút tủy thực hiện khi nghi ngờ bệnh nhân gặp các vấn đề trên hệ thống tủy xương.
- Bệnh nhân cần tránh sử dụng aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (đây là các loại thuốc làm giảm chức năng tiểu cầu);
- Trường hợp nhẹ hoặc không chảy máu: Không cần điều trị. Với bệnh nhân bị giảm tiểu cầu thứ phát sau nhiễm virus, cần kiểm tra lại số lượng tiểu cầu nhiều lần để đảm bảo trở về mức bình thường, kịp thời phát hiện các diễn biến bất thường;
- Ngừng sử dụng thuốc: Nếu thuốc là nguyên nhân gây giảm tiểu cầu thì bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên tiếp tục sử dụng loại thuốc đó không, có thể thay bằng loại thuốc khác không;
- Truyền tiểu cầu: Chỉ định cho các trường hợp giảm tiểu cầu thoáng qua (ở bệnh nhân hóa trị) hoặc bị chảy máu lượng lớn kết hợp với giảm tế bào tiểu cầu;
- Sử dụng thuốc điều trị: Với trường hợp bệnh nhân bị giảm tiểu cầu miễn dịch, có thể sử dụng thuốc như steroid, globulin, rituximab, kháng sinh,...;
- Tách huyết tương: Bệnh nhân xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối được điều trị bằng phương pháp tách huyết tương. Với kỹ thuật này, huyết tương được lấy ra, thay thế bằng huyết tương tươi đông lạnh;
- Cắt lách: Là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lách để cải thiện số lượng tiểu cầu. Cắt lách không được chỉ định cho trẻ em vì khả năng tái phát cao, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng về sau.
4. Giảm tiểu cầu bao nhiêu thì nguy hiểm?
Giảm tiểu cầu có nguy hiểm không? Khi số lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây tình trạng chảy máu (xuất huyết), khả năng đông máu và khả năng chống nhiễm trùng của người bệnh cũng giảm đi. Bệnh nhân có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da hoặc thậm chí là có biến chứng xuất huyết não dẫn tới tử vong.
Số lượng tiểu cầu trung bình trong máu của một người khỏe mạnh ở khoảng 150.000 - 450.000/micro lít máu. Mức nguy hiểm khi bị giảm tiểu cầu là chỉ số xuống tới 50.000 tế bào/micro lít máu. Mức nghiêm trọng là 10.000 - 20.000 tiểu cầu/micro lít máu. Khi bị giảm số lượng tiểu cầu, tùy mức độ nặng - nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân điều trị theo phương pháp phù hợp nhất.
5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị giảm tiểu cầu
5.1 Chẩn đoán
5.2 Điều trị
Phương pháp điều trị giảm tiểu cầu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nguyên nhân gây giảm số lượng tiểu cầu. Một số lưu ý gồm:
Bệnh nhân cũng cần chú ý hạn chế uống rượu, chọn các hoạt động thể lực nhẹ nhàng, tránh các môn thể thao nặng vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và chấn thương. Với các bà bầu bị giảm tiểu cầu, việc điều trị cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Một số phương pháp giúp điều trị giảm số lượng tiểu cầu gồm: Uống nước ép hoa quả, ăn cà chua, nước ép nha đam, bổ sung vitamin C, bổ sung vitamin B12 và axit folic,...
Để đặt lịch quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0975.055.001