Đăng ký thành viên
Trang chủ»KIẾN THỨC»Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và Cách điều trị

Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và Cách điều trị

Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và Cách điều trị

Nhiều người nghĩ đau nhức xương khớp toàn thân chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi vì xương khớp bị lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên, tình trạng này đang có xu hướng “trẻ hóa” (xuất hiện phổ biến ở cả người trẻ tuổi) và nếu để kéo dài, không kịp thời khắc phục thì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm sau này.

1. Dấu hiệu của bệnh đau nhức xương khớp toàn thân biểu hiện thế nào?

Triệu chứng rõ ràng nhất là người bệnh cảm thấy đau nhức xương khớp ở nhiều vị trí trên cơ thể như cổ, vai gáy, lưng, tay, chân,…

Cơn đau xương khớp có thể xuất hiện ở bất kể thời gian nào trong ngày nhưng nhiều nhất vào buổi sáng hoặc ban đêm, hoặc sau khi vận động mạnh, ngồi lâu, đứng lâu… Ngoài ra, một số người còn kèm theo các dấu hiệu khác như mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi…

2. Các nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Nguyên nhân đau nhức xương khớp rất đa dạng nhưng có thể chia thành hai nhóm chính là:

2.1 Do môi trường và lối sống

Không gian, điều kiện sống và chế độ ăn uống, sinh hoạt mỗi ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp. Cụ thể:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Nhiệt độ, áp suất không khí, độ ẩm… thay đổi bất thường (nhất là khi trời lạnh, áp suất khí quyển tăng, độ ẩm thấp) có thể khiến cơ xương khớp co – giãn mạnh, dịch nhầy trong bao hoạt dịch đặc lại, dẫn tới cảm giác đau nhói, khô khớp. 

  • Ngồi nhiều ít vận độngĐây là nguyên nhân gây ra đau xương khớp ở người trẻ, phổ biến ở nhóm người làm công việc văn phòng. Khi ngồi liên tục nhiều giờ liền ở một tư thế, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên phần hông, xương chậu khiến cột sống bị khô cứng, đối mặt với nguy cơ thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,… 

  • Vận động sai tư thế: Tuy rèn luyện thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng nếu tập luyện sai tư thế thì sẽ phản tác dụng, gây ra đau cơ xương khớp. Ngoài ra, còn một số tư thế xấu, ảnh hưởng đến hệ xương khớp là ngồi gù lưng, ngồi bắt chéo chân, đứng còng lưng…

  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Khi chế độ ăn uống hàng ngày thiếu chất xơ, axit béo Omega-3 (dẫn đến thiếu hụt các loại axit kháng viêm quan trọng như Axit Arachidonic) nhưng lại nhiều muối, nhiều đường, bạn có thể đối mặt với nguy cơ thiếu Canxi (vì đường, muối làm gián đoạn quá trình hấp thu Canxi). Từ đó ảnh hưởng không tốt đến cơ xương khớp sau này, với dấu hiệu đau nhức xương khớp ngày càng rõ rệt.

  • Lạm dụng rượu bia và chất kích thích: Những loại chất kích thích, đồ có cồn sẽ tác động không tốt đến quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể (nhất là chuyển hóa và hấp thụ Canxi) nên xương khớp trở nên yếu hơn, dễ đau nhức.

  • Thừa cân, béo phì: Cấu trúc xương khớp của mỗi người chỉ có khả năng chịu tải một mức trọng lượng nhất định. Vậy nên, người bị thừa cân, béo phì (với trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép) sẽ có nguy cơ đau nhức xương khớp toàn thân cao hơn. 

  • Thường xuyên mang giày cao gót: Khi mang giày cao gót, phần lớn trọng lượng cơ thể dồn về mũi chân nên bạn thường cảm thấy đau nhức mũi chân. Về lâu dài, khớp cổ chân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến viêm xương khớp mãn tính và khung xương chậu cũng có nguy cơ lệch sang một bên.

  • Thường xuyên căng thẳng/stress: Tâm lý là một trong các yếu tố tác động rất lớn đến sức khỏe xương khớp. Một số người trẻ thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài thì không chỉ mệt mỏi, thiếu sức sống mà xương khớp còn dễ mỏi, đau nhức.

2.2 Do bệnh lý

Đau nhức xương khớp có thể là triệu chứng cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm sau:

  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống là một loại bệnh mãn tính với biểu hiện phổ biến nhất là viêm xương khớp tại khu vực cột sống, gây đau nhức âm ỉ, yếu hoặc tê bì chân tay, cứng cơ lưng và cổ hay vai gáy… Cơn đau do thoái hóa cột sống có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài liên tục trong vài giờ (hay vài ngày) và có thể diễn tiến nghiêm trọng nếu điều trị không kịp thời.

  • Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân đau nhức xương khớp thường gặp, xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, không thể che phủ toàn bộ đầu xương khiến các xương cọ xát với nhau khi vận động khớp, gây đau nhức, viêm sưng… Mức độ đau thường tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi; đặc biệt khi thời tiết thay đổi (nhất là khi trời lạnh), cơn đau nhức sẽ trở nên dữ dội.

  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh viêm khớp dạng thấp cũng là một loại bệnh khớp mãn tính, thường vì hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn gây ra. Triệu chứng nhận biết bệnh là các cơn đau khớp, cứng khớp , viêm sưng tại khớp thường xuyên, khiến việc đi lại, sinh hoạt trở nên khó khăn. Đáng quan ngại hơn là viêm khớp dạng thấp nếu không chữa kịp thời thì có thể gây teo cơ, biến dạng khớp.

  • Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là một trong các bệnh lý xương khớp thường gặp với triệu chứng đau nhức xương khớp (phần lớn ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng) âm ỉ. Tình trạng xảy ra khi đĩa đệm bị thoát vị, khiến nhân nhầy trong bao xơ (bị rách hoặc nứt) thoát ra ngoài, chèn ép vào ống sống và các rễ dây thần kinh, gây đau nhức xương âm ỉ.

  • Loãng xương : Đây là căn bệnh gây ra đau xương khớp người già phổ biến. Khi bị loãng xương, người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận các cơn đau nhức (được mô tả là cơn đau trong xương) tại các đầu xương hoặc đau mỏi dọc theo xương. Về lâu dài, nếu không được chữa trị, xương sẽ suy yếu dần, giòn và rất dễ bị gãy.

  • Lao xương khớp: Người bị lao khớp (do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra) có thể thấy đau nhức vì khớp sưng to (nhưng không nóng đỏ), khiến việc đi lại khá khó khăn, khó cúi hay gập người, chân không co duỗi được… Bệnh tiến triển chậm và các triệu chứng nhận biết ban đầu khá mờ nhạt nên rất khó phát hiện, nhưng khi trở nặng lại dẫn đến vô số biến chứng nghiêm trọng như liệt chi, xẹp đốt sống, dị tật về xương…

  • Bệnh gút: Đau nhức xương khớp toàn thân cũng có thể là biểu hiện của bệnh gút, xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa purin trong thận. Điều này khiến thận không thể lọc axit uric từ máu, dần tích tụ lại và tạo thành các tinh thể, tập trung ở khớp gây đau và viêm sưng. Cơn đau nhức xương khớp vào ban đêm là nhiều nhất, với cường độ đau ngày càng tăng, chưa kể kèm theo triệu chứng nhức đầu, sốt cao, mệt mỏi… 

  • Viêm khớp nhiễm trùng: Đây là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các loại vi trùng khác gây nên. Những tác nhân này có thể thâm nhập vào khớp qua chấn thương xuyên thấu qua khớp hoặc theo dòng máu từ bộ phận khác của cơ thể. Viêm khớp nhiễm trùng thường xảy ra khớp gối, đôi khi cũng xảy ra ở khớp vai, khớp cổ tay, khớp mắt cá chân.

3. Đau nhức xương khớp khi nào nên đi khám?

Khi cơn đau tăng dần mỗi ngày, kèm theo những biểu hiện bất thường bên dưới thì bạn hãy đến bác sĩ để khám tổng quan càng sớm càng tốt:

  • Tình trạng đau kéo dài hơn 1 tuần.

  • Khớp bị sưng đỏ.

  • Đau khớp dữ dội, khó cử động.

  • Cảm thấy đau ngực, khó thở.

  • Đau bụng.

  • Rối loạn tiêu hóa.

  • Sụt cân.

4. Các cách điều trị và làm giảm đau nhức xương khớp

Khi cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức bất thường, bạn nên chủ động thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tùy theo từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị bệnh phù hợp. 

Một số cách trị đau nhức xương khớp thường được áp dụng như:

4.1 Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau (Paracetamol, Tramadol), thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac), thuốc giãn cơ (Coltramyl, Mydocalm)… khi bị đau nhức xương khớp toàn thân. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ giúp giảm đau tạm thời và khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể tái phát trở lại.

Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ lên đường tiêu hóa, gan, thận… Vì vậy, khi dùng thuốc, bạn cần tuyệt đối tuân theo chỉ định liều lượng, cách dùng của bác sĩ.

4.2 Chườm nóng và lạnh

Chườm nóng hay chườm lạnh cũng là cách giúp giảm các cơn đau nhức xương khớp. Trong đó, chườm nóng sẽ giúp các cơ bị xơ cứng thư giãn, tăng cường lưu thông máu, giảm đau khớp. Chườm lạnh sẽ làm tê cơn đau, giảm sưng viêm và làm mờ các vết thâm tím.

4.3 Châm cứu

Đây là phương pháp sử dụng những cây kim mỏng châm xuyên qua da, vào các huyệt đạo trên cơ thể. Sau đó, dùng tay chuyển động nhẹ nhàng kim châm hoặc dùng dòng điện nhẹ để kích thích. Áp dụng châm cứu đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm xương khớp, đau thần kinh… và có thể giảm chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng.

4.4 Phẫu thuật

Nếu đau nhức xương khớp toàn thân là biểu hiện của một bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, do tồn tại nhiều rủi ro, phẫu thuật chỉ được khuyến khích áp dụng khi bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.

4.5 Trị liệu thần kinh cột sống

Ngày nay, chữa đau xương khớp bằng các phương pháp bảo tồn được áp dụng phổ biến ở các nước phương Tây. Trong đó, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi độ an toàn và hiệu quả mang lại. 

Chiropractic dựa trên cơ chế nắn chỉnh các cấu trúc xương khớp bị sai lệch về vị trí vốn có, tái tạo vận động linh hoạt cho vùng khớp và giải phóng chèn ép trên dây thần kinh – căn nguyên chủ yếu gây ra các cơn đau nhức xương khớp. Nhờ đó, điều trị cơn đau dứt điểm, ngăn ngừa tái phát trở lại mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Bài viết liên quan

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh nhờ ghép tủy đồng loại

  • Mô tả

    Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công kỹ thuật ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

  • Nguy kịch vì chữa ung thư bằng phương pháp 'truyền mạng'

  • Mô tả

    Nghe theo những lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người tìm cách chữa ung thư bằng đắp thuốc nam, uống nước kiềm hay tháo thụt đại tràng, nhịn ăn... phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

  • 7 đột phá y học mang lại hy vọng trong năm 2024

  • Mô tả

    Năm 2024 chứng kiến nhiều khám phá tiên tiến và hấp dẫn trong sinh học và y học, mang lại hy vọng cho nhiều người trên thế giới.

  • Dịch bệnh ở Congo "Bí ẩn nhưng lại quen thuộc"?

  • Mô tả

    “Trong số 12 mẫu xét nghiệm ban đầu mà chúng tôi thu thập được, có đến 10 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh sốt rét, mặc dù dịch bệnh này có khả năng liên quan đến ít nhất một loại bệnh nhiễm trùng khác”, ông Ghebreyesus nói trong một cuộc họp báo.

  • Tư Vấn Liên Hệ

    Liên hệ
    Họ tên(*)
    Trường bắt buộc

    Điện thoại
    Invalid Input

    Email(*)
    Trường bắt buộc

    Nội dung(*)
    Trường bắt buộc

    Gửi ngay

    Liên hệ

    Công ty TNHH SKVI

    CLB Sức Khỏe Việt SKVI

    Cơ sở 1: KĐT Đình Trám Sen Hồ - Việt Yên - Bắc Giang

    Cơ sở 2: Số 29 Phố Lê Lý - Phường Hoàng Văn Thụ - TP. Bắc Giang- Tỉnh Bắc Giang

    Hotline: 0818 826 747/ 0974 278 842/ 0975 055 001

    Lịch Làm Việc

    Làm việc tất cả các ngày trong tuần

    Sáng: 8h - 12h

    Chiều: 13h30 - 21h00

    Nếu đến sau 17h30 vui lòng liên hệ trước để bác sĩ đặt lịch ( Trung tâm có chỗ để xe ô tô cho quý khách )