Đăng ký thành viên
Trang chủ»KIẾN THỨC»ĐAU BỤNG KINH: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG NGỪA

ĐAU BỤNG KINH: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG NGỪA

 

ĐAU BỤNG KINH: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ PHÒNG NGỪA

Đau bụng kinh là hiện tượng phổ biến xảy ra trong những ngày hành kinh ở phụ nữ. Mức độ đau khác nhau ở mỗi người, có người chỉ đau mức độ nhẹ, nhưng có người lại đau nghiêm trọng hơn. Vậy cơn đau bụng kinh như thế nào là bình thường và khi nào cần thăm khám ngay?

 Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh còn gọi là thống kinh, là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng xuất hiện những cơn đau co thắt, cơn đau quặn ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện trước và trong thời gian hành kinh do sự co bóp của tử cung. Đây là hiện tượng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), hơn ½ phụ nữ bị đau bụng kinh từ 1-2 ngày mỗi tháng. Thông thường cơn đau ở mức độ nhẹ, tuy nhiên ở một số phụ nữ xuất hiện cơn đau nghiêm trọng hơn khiến họ không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt và công việc thường ngày trong vài ngày.

Phân loại đau bụng kinh

Đau bụng kinh được phân thành hai loại là nguyên phát và thứ phát.

  • Đau bụng kinh nguyên phát: chỉ những cơn đau mang tính lặp đi lặp lại vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt và không do bệnh lý. Cơn đau thường bắt đầu khoảng 1-2 ngày trước kỳ kinh hoặc khi bắt đầu có kinh nguyệt.

Cơn đau bụng kinh nguyên phát thường kéo dài từ 24-48 giờ và giảm dần, có thể đi kèm các triệu chứng khác như đau mức độ nhẹ đến dữ dội ở vùng bụng dưới, lưng hoặc đùi; hoặc cảm thấy buồn nôn và nôn, mệt mỏi và thậm chí là tiêu chảy. Đau bụng kinh nguyên phát sẽ bắt đầu ngay sau khi nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt, sau đó sẽ giảm dần khi phụ nữ già đi hoặc có thể chấm dứt hoàn toàn sau sinh con.

  • Đau bụng kinh thứ phát: chỉ những cơn đau liên quan đến bệnh lý rối loạn hoặc nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản nữ, chẳng hạn như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, lạc tuyến tử cung… Cơn đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu sớm hơn trong chu kỳ kinh và kéo dài hơn so với thông thường. Ngoài ra, chị em cũng sẽ không cảm thấy buồn nôn, nôn, mệt mỏi hoặc tiêu chảy.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Bình thường, trứng sẽ rụng theo tính chất đều đặn hàng tháng. Trường hợp tinh trùng gặp trứng và thụ tinh, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng để đến tử cung làm tổ và phát triển thành thai nhi. Nếu tinh trùng không gặp trứng và quá trình thụ tinh không xảy ra, tử cung sẽ co bóp để đẩy lớp niêm mạc và trứng ra khỏi cơ thể, được gọi là kinh nguyệt.

Khi thành tử cung co lại, mạch máu ở niêm mạc tử cung sẽ bị chèn ép, dẫn đến các mô trong tử cung bị thiếu oxy nên phóng ra các chất gây co thắt tử cung mạnh hơn khiến chị em cảm thấy đau hơn.

Bên cạnh đó, vào những ngày đầu hành kinh, cơ thể sẽ gia tăng sản xuất một chất trung gian hóa học khác có tên là prostaglandin. Chất này khiến cơ tử cung co bóp nhiều hơn với lực mạnh hơn, dẫn đến làm tăng mức độ đau trong khoảng thời gian này.

Ngoài nguyên nhân kể trên, việc mắc một số bệnh lý có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau bụng kinh, gồm:

  • U xơ tử cung;

  • Lạc nội mạc tử cung;

  • Bệnh tuyến tử cung;

  • Hẹp cổ tử cung;

  • Viêm vùng chậu.

Bác sĩ Thanh Thảo chia sẻ, một số chị em bị đau bụng kinh nghiêm trọng hơn sau khi đặt vòng. Vòng tránh thai là dụng cụ được làm từ đồng và nhựa plastic được đặt vào tử cung nhằm mục đích ngừa thai. Sau khi đặt vòng chị em có thể bị đau bụng, tuy nhiên hiện tượng này chỉ xuất hiện trong 3-4 tháng đầu tiên, khi tử cung đã tiếp nhận và làm quen với vòng tránh thai cơn đau sẽ giảm dần.

Triệu chứng đau bụng kinh như thế nào?

Triệu chứng điển hình của đau bụng kinh là đau âm ỉ ở bụng dưới, có thể đau quặn hoặc đau dữ dội. Thông thường, cơn đau bụng sẽ xuất hiện 1-2 ngày trước hoặc trong thời gian hành kinh, mức độ đau cao nhất trong khoảng 24 giờ đầu rồi giảm dần sau khoảng 2-3 ngày. Cơn đau sẽ tỷ lệ thuận với mức độ co bóp của tử cung, có thể lan xuống vùng thắt lưng và đùi.

Ngoài ra, chị em còn có thể gặp thêm các triệu chứng khác như:

  • Buồn nôn;

  • Đau đầu, chóng mặt;

  • Mệt mỏi;

  • Tiêu chảy hoặc táo bón tùy theo cơ địa.

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Bác sĩ Thanh Thảo chia sẻ, hiện tượng đau bụng kinh bắt đầu sớm trước kỳ kinh và kéo dài hơn so với cơn đau bụng kinh bình thường có thể là dấu hiệu báo hiệu chị em đang mắc bệnh lý nguy hiểm, trong đó phải kể đến:

  • U xơ tử cung :những khối u lành tính gây áp lực lên tử cung gây rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh. Nữ giới mắc bệnh lý này sẽ gặp nhiều triệu chứng khó chịu như đau vùng bụng dưới, đau vùng chậu, tiểu khó, táo bón, rong kinh, cường kinh

  • Lạc nội mạc tử cung: lạc nội mạc tử cung có thể xuất hiện trong cơ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, ở đường tiêu hóa dưới hoặc bàng quang. Những khối mô nội mạc này phát triển sẽ gây sưng, viêm và chảy máu tại vị trí “đi lạc”, gây ra những cơn đau trong kỳ kinh nguyệt.

  • Hẹp cổ tử cung: cổ tử cung bị hẹp sẽ khiến việc lưu thông máu trong kỳ kinh gặp khó khăn hơn, dẫn đến chị em có cảm giác đau bụng nhiều hơn.

  • Viêm vòi trứng: bệnh lý này gây ảnh hưởng đến khung xương chậu, vì thế chị em sẽ cảm thấy bị đau bụng trước và trong kỳ kinh, có thể đau không liên quan đến kỳ kinh. Ngoài ra, bệnh viêm vòi trứng còn gây ra nhiều triệu chứng khác như rối loạn kinh nguyệt, khí hư có màu sắc lạ, chóng mặt, buồn nôn…

  • Ung thư cổ tử cung: ở giai đoạn đầu ung thư thường không có biểu hiện rõ ràng, khi các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn có thể gây ra nhiều triệu chứng khác như đau bụng kinh dữ dội, đau vùng chậu, đau khi giao hợp, tiết dịch âm đạo bất thường… vì thế chị em không được chủ quan.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù đau bụng kinh là một hiện tượng phổ biến trong kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, tuy nhiên chị em cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra tìm nguyên nhân trong những tình huống sau đây:

  • Bị đau bụng dữ dội, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt và công việc thường ngày.

  • Các triệu chứng đau ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Cơn đau dữ dội.

Chẩn đoán cơn đau bụng kinh

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng quát và khám phụ khoa, khai thác thông tin bệnh sử bản thân, tiền sử gia đình để phát hiện các yếu tố nguy cơ. Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và phát hiện những bất thường ở cơ quan sinh sản nếu có.

Trong trường hợp nghi ngờ đau bụng kinh thứ phát có liên quan đến bệnh lý, bác sĩ sẽ yêu cầu chị em tham gia một số kiểm tra cần thiết, có thể là:

  • Siêu âm: để xem hình ảnh tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng.

  • Chụp CT, MRI hoặc kết hợp CT và X-quang tùy từng trường hợp cụ thể.

  • Nội soi ổ bụng: phát hiện tình trạng u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng hoặc mang thai ngoài tử cung.

Giảm cơn đau bụng kinh bằng cách nào?

Để giảm thiểu cơn đau bụng kinh, chị em có thể áp dụng các giải pháp sau:

  • Sử dụng túi chườm ấm đặt lên vùng bụng dưới.

  • Tắm bằng nước ấm.

  • Tập các bài tập thư giãn, giải tỏa tâm lý như thiền, yoga…

  • Không uống rượu bia, hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích vì có thể làm tăng cơn đau.

  • Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách giảm thiểu sự khó chịu của đau bụng kinh.

  • Sử dụng thuốc làm giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách, tuyệt đối không lạm dụng thuốc.

Trường hợp đau bụng do bệnh lý, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị triệt để bệnh lý gây đau bụng kinh.

Cách phòng ngừa bị đau bụng kinh

Đau bụng kinh là phản ứng tự nhiên của cơ thể trong thời gian hành kinh do hoạt động co bóp của tử cung để đẩy lớp niêm mạc và trứng ra khỏi cơ thể, do đó không thể ngăn ngừa được cơn đau. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, kết hợp tập luyện thể dục thể thao điều độ có thể giúp ngăn chặn cơn đau bụng dữ dội.

Bên cạnh đó, cơn đau bụng kinh có thể do bệnh lý rối loạn hoặc nhiễm trùng cơ quan sinh sản gây ra, do đó chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt. Tránh quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh để tránh gây viêm nhiễm.

  • Giữ vệ sinh cá nhân, nhất là khi mang thai và sinh con để tránh viêm tiểu khung và các biến chứng phụ khoa khác.

  • Thực hiện các biện pháp tránh thai tại những cơ sở y tế uy tín để tránh viêm dính niêm mạc tử cung cũng như phát sinh các bệnh lý khác.

  • Tầm soát và khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh lý phụ khoa và điều trị kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp chị em biết được cảm giác đau bụng kinh như thế nào là bình thường và bất thường, nhờ đó có thăm khám và can thiệp kịp thời.

TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE VIỆT SKVI luôn sẵn sàng lắng nghe bạn, bạn có thể gọi điện tới số 0975055001 để được hỗ trợ và tư vấn.

 

Bài viết liên quan

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh nhờ ghép tủy đồng loại

  • Mô tả

    Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công kỹ thuật ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

  • Nguy kịch vì chữa ung thư bằng phương pháp 'truyền mạng'

  • Mô tả

    Nghe theo những lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người tìm cách chữa ung thư bằng đắp thuốc nam, uống nước kiềm hay tháo thụt đại tràng, nhịn ăn... phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

  • 7 đột phá y học mang lại hy vọng trong năm 2024

  • Mô tả

    Năm 2024 chứng kiến nhiều khám phá tiên tiến và hấp dẫn trong sinh học và y học, mang lại hy vọng cho nhiều người trên thế giới.

  • Dịch bệnh ở Congo "Bí ẩn nhưng lại quen thuộc"?

  • Mô tả

    “Trong số 12 mẫu xét nghiệm ban đầu mà chúng tôi thu thập được, có đến 10 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh sốt rét, mặc dù dịch bệnh này có khả năng liên quan đến ít nhất một loại bệnh nhiễm trùng khác”, ông Ghebreyesus nói trong một cuộc họp báo.

  • Tư Vấn Liên Hệ

    Liên hệ
    Họ tên(*)
    Trường bắt buộc

    Điện thoại
    Invalid Input

    Email(*)
    Trường bắt buộc

    Nội dung(*)
    Trường bắt buộc

    Gửi ngay

    Liên hệ

    Công ty TNHH SKVI

    CLB Sức Khỏe Việt SKVI

    Cơ sở 1: KĐT Đình Trám Sen Hồ - Việt Yên - Bắc Giang

    Cơ sở 2: Số 29 Phố Lê Lý - Phường Hoàng Văn Thụ - TP. Bắc Giang- Tỉnh Bắc Giang

    Hotline: 0818 826 747/ 0974 278 842/ 0975 055 001

    Lịch Làm Việc

    Làm việc tất cả các ngày trong tuần

    Sáng: 8h - 12h

    Chiều: 13h30 - 21h00

    Nếu đến sau 17h30 vui lòng liên hệ trước để bác sĩ đặt lịch ( Trung tâm có chỗ để xe ô tô cho quý khách )