Đăng ký thành viên
Trang chủ»KIẾN THỨC»Các loại cục máu đông thường gặp

Các loại cục máu đông thường gặp

 

Các loại cục máu đông thường gặp

Thông thường khi cơ thể bị thương hoặc chảy máu, các cục máu đông chính là nhân tố “cứu cánh” giúp cầm máu nhanh chóng. Tuy nhiên, khi những cục máu đông này hình thành một cách bất thường có thể dẫn đến các cơn đau tim hoặc đột quỵ, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

1. Cục máu đông (huyết khối) là gì?

Cục máu đông là những khối thạch giống như máu, thường được tìm thấy chủ yếu ở các động mạch, hoặc tĩnh mạch trong tim, não, phổi, bụng, cánh tay và chân của cơ thể.

Thông thường, các cục máu đông sẽ có tác dụng cầm máu khi cơ thể bị thương hoặc có những vết cắt. Hầu như cơ thể sẽ phá vỡ các cục máu đông sau khi vết thương của bạn đã lành lại. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, cơ thể không thể giải quyết được những cục máu đông này. Trong những lần tiếp theo, chúng sẽ hình thành bên trong mạch máu mà không rõ nguyên nhân. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như nhồi mãu não, nhồi máu cơ tim hoặc tắc tĩnh mạch.

Ngoài ra, các cục máu đông cũng có thể bén rễ đến thận, ruột và mắt của cơ thể, tuy nhiên tình trạng này hiếm khi xảy ra.

2. Các cục máu đông được hình thành như thế nào?

Vòng đời của các cục máu đông sẽ phụ thuộc vào một loạt các phản ứng hóa học trong cơ thể:

·         Sự hình thành của các nút tiểu cầu: Khi một mạch máu bị tổn thương sẽ kích hoạt giải phóng ra các tiểu cầu. Sau đó, chúng sẽ tập trung lại và dính vào khu vực thành mạch bị tổn thương, tạo nên một khối lấp đầy vết thương và ngăn không cho máu chảy ra. Một khi được kích hoạt, các tiểu cầu cũng sẽ giải phóng ra loại hóa chất có khả năng thu hút thêm những tiểu cầu và các tế bào khác để chuẩn bị cho bước tiếp theo.

·         Phát triển các cục máu đông: Các protein trong máu đóng vai trò là yếu tố đông máu báo hiệu lẫn nhau để tạo ra phản ứng dây chuyền nhanh, cuối cùng sẽ tạo ra những sợi fibrin dài, hay còn được gọi là sợi tơ huyết. Những sợi fibrin này kết hợp với các nút tiểu cầu và hình thành nên một mạng lưới để “bẫy” nhiều tiểu cầu và tế bào hơn, từ đó hình thành nên các cục máu đông tại nơi bị tổn thương trên cơ thể. Dưới sự tác động của tiểu cầu và sợi tơ huyết, các cục máu đông này sẽ trở nên cứng hơn và vững chắc hơn.

·         Phản ứng ức chế sự tăng trưởng của huyết khối: Các protein khác sẽ bù đắp cho các protein (yếu tố đông máu) để các cục máu đông không lan rộng hơn mức cần thiết.

·         Tiêu huyết khối: Khi các mô bị tổn thương bắt đầu lành lại, chúng sẽ không cần đến các cục máu đông nữa. Trong khi đó, các sợi fibrin cứng sẽ dần hòa tan vào trong máu, các tiểu cầu và tế bào của cục máu đông cũng dần dần tách rời nhau.

3. Nguyên nhân gây cục máu đông

Các loại cục máu đông được hình thành khi dòng máu tiếp xúc với các chất trong thành mạch máu hoặc trên da của cơ thể. Tình trạng này là biểu hiện cho việc thành mạch máu đã bị vỡ hoặc bề mặt da bị tổn thương, khiến rò rỉ các tế bào máu ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, các mảng cholesterol (mảng xơ vữa) hình thành trong các động mạch, khi những mảng này bong ra sẽ kích hoạt quá trình đông máu. Hầu hết các cơn đột quỵ và đau tim xảy ra khi một mảng xơ vữa ở trong não hoặc tim đột nhiên bị vỡ/bong ra.

Hầu hết, các cục máu đông hình thành là do dòng máu của cơ thể chảy một cách bất thường. Nếu chúng nằm trong tim hoặc mạch máu, tiểu cầu có thể kết dính lại với nhau. Trong đó, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và rung tâm nhĩ là hai tình trạng dẫn đến đông máu do máu di chuyển chậm.

4. Triệu chứng của bệnh huyết khối

Ban đầu, bạn có thể không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào, chỉ khi số lượng các cục máu đông tăng nhiều hơn hoặc ngăn chặn lưu lượng máu thì cơ thể sẽ có những dấu hiệu sau:

·         Tay hoặc chân lạnh

·         Đau cơ hoặc co thắt ở khu vực bị ảnh hưởng

·         Có cảm giác tê hoặc ngứa ran ở cánh tay và chân

·         Làm suy yếu các chi bị ảnh hưởng

·         Thay đổi màu da ở vùng da có cục máu đông.

5. Các loại cục máu đông thường gặp

Thông thường, có ba loại cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, bao gồm huyết khối tĩnh mạch nông, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và tắc mạch phổi (PE).

5.1 Huyết khối tĩnh mạch nông

Là cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch ở gần bề mặt da. Tình trạng này thường gây ra các triệu chứng điển hình sau đây:

·         Sưng, đau kèm theo viêm da tại tĩnh mạch bị ảnh hưởng

·         Cảm thấy cứng ở tĩnh mạch và đau khi chạm vào

·         Da đỏ tấy trên tĩnh mạch bị ảnh hưởng

5.2 Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)

Là tình trạng hình thành nên các cục máu đông ở trong tĩnh mạch sâu của cơ thể. Nó thường xảy ra ở đùi, chân dưới, hoặc xương chậu. Ngoài ra, chúng cũng có thể hình thành ở một số bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như cánh tay, gan, ruột, hoặc thận. Khi bị DVT, người bệnh thường có những triệu chứng sau:

·         Sưng ở một chân, đôi khi ở cả hai chân

·         Cảm thấy đau quặn, đau nhức ở chân, nhất là bắp chân. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn uống cong chân về phía đầu gối.

·         Có cảm giác nặng nề ở phần chân bị huyết khối tĩnh mạch sâu

·         Đỏ ửng da ở khu vực bị ảnh hưởng

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một tình trạng y tế khẩn cấp. Bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy những triệu chứng, bao gồm sưng và đau chân; khó thở và đau ngực. Nếu không được điều trị kịp thời, DVT có thể biến chứng thành bệnh thuyên tắc phổi (tắc mạch phổi- PE).

5.3 Thuyên tắc phổi (PE)

Là một tình trạng nguy hiểm, thậm chí có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Thuyên tắc phổi thường là biến chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Khi đó, cục máu đông ở trong tĩnh mạch sâu sẽ vỡ ra và di chuyển đến phổi, dẫn đến tắc nghẽn ở phổi.

6. Một số loại thuốc giúp ngăn chặn quá trình đông máu

Một số loại thuốc có thể ngăn chặn tình trạng kết tập tiểu cầu, bao gồm:

·         Dipyridamole ( Persantine )

·         Clopidogrel ( Plavix )

·         Ticagrelor ( Brilinta )

·         Prasugrel

·         Ticlopidine ( Ticlid )

·         Aspirin

Một số loại thuốc chống đông máu có thể được sử dụng nhằm ngăn chặn các yếu tố gây đông máu, bao gồm:

·         Dabigatran ( Pradaxa )

·         Apixaban ( Eliquis )

·         Heparin

·         Edoxaban ( Savaysa )

·         Warfarin ( Coumadin )

·         Rivaroxaban ( Xarelto )

Các loại thuốc có tác dụng làm tan cục máu đông và kích hoạt protein phá vỡ các sợi tơ huyết fibrin, bao gồm streptokinase, alteplase và tenecteplase. Đôi khi, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân những loại thuốc này để điều trị cho các cơn đau tim và đột quỵ.

Liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0975055001 để có phương pháp làm tan cục máu đông hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.

 

Bài viết liên quan

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh nhờ ghép tủy đồng loại

  • Mô tả

    Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công kỹ thuật ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh.

  • Nguy kịch vì chữa ung thư bằng phương pháp 'truyền mạng'

  • Mô tả

    Nghe theo những lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người tìm cách chữa ung thư bằng đắp thuốc nam, uống nước kiềm hay tháo thụt đại tràng, nhịn ăn... phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.

  • 7 đột phá y học mang lại hy vọng trong năm 2024

  • Mô tả

    Năm 2024 chứng kiến nhiều khám phá tiên tiến và hấp dẫn trong sinh học và y học, mang lại hy vọng cho nhiều người trên thế giới.

  • Dịch bệnh ở Congo "Bí ẩn nhưng lại quen thuộc"?

  • Mô tả

    “Trong số 12 mẫu xét nghiệm ban đầu mà chúng tôi thu thập được, có đến 10 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh sốt rét, mặc dù dịch bệnh này có khả năng liên quan đến ít nhất một loại bệnh nhiễm trùng khác”, ông Ghebreyesus nói trong một cuộc họp báo.

  • Tư Vấn Liên Hệ

    Liên hệ
    Họ tên(*)
    Trường bắt buộc

    Điện thoại
    Invalid Input

    Email(*)
    Trường bắt buộc

    Nội dung(*)
    Trường bắt buộc

    Gửi ngay

    Liên hệ

    Công ty TNHH SKVI

    CLB Sức Khỏe Việt SKVI

    Cơ sở 1: KĐT Đình Trám Sen Hồ - Việt Yên - Bắc Giang

    Cơ sở 2: Số 29 Phố Lê Lý - Phường Hoàng Văn Thụ - TP. Bắc Giang- Tỉnh Bắc Giang

    Hotline: 0818 826 747/ 0974 278 842/ 0975 055 001

    Lịch Làm Việc

    Làm việc tất cả các ngày trong tuần

    Sáng: 8h - 12h

    Chiều: 13h30 - 21h00

    Nếu đến sau 17h30 vui lòng liên hệ trước để bác sĩ đặt lịch ( Trung tâm có chỗ để xe ô tô cho quý khách )