Đăng ký thành viên
Trang chủ»KIẾN THỨC»Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch

Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch

 

Các dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch

Vì bệnh tiến triển âm thầm nên việc nhận biết dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch có vai trò vô cùng quan trọng để người bệnh đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.

1. Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch bệnh lý phổ biến với tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn 3 lần so với nam giới. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng máu trong hệ thống tĩnh mạch bị ứ đọng ở chân và không thể trở về tim theo đường tĩnh mạch chủ như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp suất thủy tĩnh trong các tĩnh mạch khiến nó bị giãn ra. Nếu không điều trị kịp thời đúng cách, bệnh sẽ tiếp tục tiến triển và lưu lượng máu động mạch đến chân ngày càng giảm.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường diễn ra âm thầm. Khi không điều trị kịp thời thì có thể gây chảy máu, loét chân không lành và thậm chí là hoại tử.

Ai cũng có thể bị giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên nhóm người thuộc các trường hợp dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh:

·         Tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch;

·         Giới tính: Có nhiều phụ nữ hơn nam giới;

·         Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch càng cao;

·         Béo phì

·         Mang thai: Sinh đôi hoặc sinh nhiều lần do thay đổi nội tiết tố;

·         Những nghề phải đứng nhiều, ít di chuyển như nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng, giáo viên, bác sĩ...

2. Nhận biết những dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch

Vì bệnh tiến triển âm thầm nên việc nhận biết dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch có vai trò vô cùng quan trọng. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng, đôi khi chỉ là cảm giác khó chịu nhẹ và nặng hơn ở chân. Vùng da bị giãn tĩnh mạch có thể ngứa hoặc nóng hơn. Các triệu chứng thường xấu đi vào cuối ngày, đặc biệt khi bệnh nhân phải đứng trong thời gian dài.

Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể thấy chân dễ mỏi chân khi đứng lâu, phù nhẹ nếu ngồi trong thời gian dài, có cảm giác như kim châm hoặc kiến ​​bò trên bắp chân, chuột rút ban đêm ... Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch vào thời điểm này đã rõ ràng hơn. Người bệnh có thể nhìn thấy các mạch máu nhỏ như tĩnh mạch xuất hiện trên bề mặt da giống mạng nhện. Các triệu chứng trên có thể biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi bởi tình trạng tĩnh mạch không bị giãn nhiều. Chính vì vậy nhiều khi người bệnh ít chú ý, dễ bỏ qua.

Nhìn chung, mọi người khi nhận thấy những dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch sau thì nên đến bệnh viện để kiểm tra:

·         Cảm giác căng tức ở bắp chân, nặng và mỏi chân;

·         Bắp chân bị chuột rút vào ban đêm, cảm giác như kiến ​​bò;

·         Bàn chân sưng, ngứa, đặc biệt là ở vùng mắt cá chân;

·         Bị viêm, gân xanh dọc theo da đùi, mắt cá chân hoặc đầu gối;

·         Da đổi màu, loét hoặc thậm chí nhiễm trùng mô mềm gần mắt cá chân;

Với sự phát triển của y tế, việc chẩn đoán và xác định bệnh suy giãn tĩnh mạch không còn quá khó khăn. Bác sĩ sẽ thông qua thăm khám lâm sàng và siêu âm Doppler mạch máu  để chẩn đoán căn bệnh này.

3. Suy giãn tĩnh mạch điều trị như thế nào?

Khi nhận biết được các dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Hiện nay bệnh suy giãn tĩnh mạch có các phương pháp điều trị như sau:

·         Liệu pháp xơ hóa: Bác sĩ sẽ tiêm các loại thuốc gây xơ hóa vào các mạch máu bị tổn thương. Người bệnh sẽ được tiêm nhiều mũi thuốc trị liệu cho đến khi không còn tình trạng giãn tĩnh mạch. Đây là một cách hiệu quả để điều trị các tĩnh mạch nông dưới da.

·         Laser đốt bỏ tĩnh mạch: Sử dụng nguyên lý sức nóng của tia laser làm xẹp các tĩnh mạch, bác sĩ luồn các sợi laser vào vùng tĩnh mạch bị giãn. Sau khi bật nguồn, tia laser hướng vào vị trí cần can thiệp và kéo ra từ từ để hai thành tĩnh mạch dính vào nhau. Đồng thời, thủ thuật gây tê kết hợp bơm tiêm quanh tĩnh mạch sẽ giúp giảm tác động của tia laser lên mô xung quanh, hạn chế bỏng mô, tránh biến chứng dây thần kinh cảm giác.

·         Sử dụng vớ y khoa: Đây là phương pháp không dùng thuốc rất phổ biến và hiệu quả. Đôi tất này tạo áp lực lên tất cả các bộ phận của chân, điều này phù hợp với sinh lý bình thường: bó sát cổ chân hơn, lỏng hơn khi đi lên, luôn ôm sát chân, đẩy máu theo tĩnh mạch về tim, đồng thời đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm thiểu tối đa nguy cơ đông máu do máu chảy chậm. Đóng van tĩnh mạch và tạo ra áp suất phù hợp là 2 trong số những đặc tính quan trọng nhất của vớ y khoa mà không loại thuốc nào có thể thay thế được.

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý tiến triển âm thầm, vì vậy ngay khi thấy những dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và tiếp nhận điều trị y tế.

 

Bài viết liên quan

Cận Tết, nhiều người bị chấn thương phổi, phải phẫu thuật sọ não do tai nạn giao thông.

  • Mô tả

    Bác sĩ Hà Đăng Thiệp, Trưởng đơn vị Chấn thương sọ não, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TPHCM (1A) cho biết, khoa đang điều trị cho hơn 100 bệnh nhân, có sự gia tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

  • Mặc dù các biện pháp dự phòng và tầm soát đột quỵ ngày càng được cải thiện, tỷ lệ đột quỵ vẫn không hề thuyên giảm.

  • Mô tả

    Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ. Năm 2024, riêng Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM) đã tiếp nhận hơn 17.000 ca, đây là con số cao nhất từ trước đến nay. Đáng nói, tỉ lệ người trẻ mắc đột quỵ ngày càng tăng.

  • Công nghệ đột phá: chuyển hóa tế bào ung thư về trạng thái tế bào khỏe mạnh.

  • Mô tả

    Các nhà nghiên cứu đã phát triển một kỹ thuật đột phá mới, có thể đảo ngược một số tế bào ung thư trở lại trạng thái giống tế bào bình thường mà không tiêu diệt chúng.

  • Đứt lìa cổ chân khi cắt cỏ, được nối lành cả phần hệ thống thần kinh

  • Mô tả

    Tai nạn xảy ra khi bệnh nhân đang sử dụng máy cắt cỏ. Sau khi được sơ cứu tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân được chuyển khẩn cấp đến Bệnh viện Việt Đức. May mắn, phần chân đứt rời đã được bảo quản lạnh đúng cách, tạo điều kiện tốt để tiến hành nối vi phẫu.

  • Bệnh viện Nhân dân 115: Năm 2024, tiếp nhận hơn 17.000 ca đột quỵ, 15% tàn phế hoặc tử vong

  • Mô tả

    Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc đột quỵ cao gấp 1,5 lần Thái Lan, với tỷ lệ tử vong do nhồi máu não cao gấp 3 lần. Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do đột quỵ tại Việt Nam là 210/100.000 người, trong đó 21% bệnh nhân bị tàn phế sau điều trị.

  • Tư Vấn Liên Hệ

    Liên hệ
    Họ tên(*)
    Trường bắt buộc

    Điện thoại
    Invalid Input

    Email(*)
    Trường bắt buộc

    Nội dung(*)
    Trường bắt buộc

    Gửi ngay

    Liên hệ

    Công ty TNHH SKVI

    CLB Sức Khỏe Việt SKVI

    Cơ sở 1: KĐT Đình Trám Sen Hồ - Việt Yên - Bắc Giang

    Cơ sở 2: Số 29 Phố Lê Lý - Phường Hoàng Văn Thụ - TP. Bắc Giang- Tỉnh Bắc Giang

    Hotline: 0818 826 747/ 0974 278 842/ 0975 055 001

    Lịch Làm Việc

    Làm việc tất cả các ngày trong tuần

    Sáng: 8h - 12h

    Chiều: 13h30 - 21h00

    Nếu đến sau 17h30 vui lòng liên hệ trước để bác sĩ đặt lịch ( Trung tâm có chỗ để xe ô tô cho quý khách )