10 CÁCH PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ TỪ SỚM HIỆU QUẢ, KHÔNG NÊN BỎ QUA
Bất kỳ ai cũng nên phòng chống đột quỵ bởi đột quỵ ó thể xảy ra bất kỳ lúc nào với bất kỳ ai mà không có bất kỳ triệu chứng báo trước nào. Chỉ cần áp dụng những cách phòng ngừa đột quỵ đơn giản như cải thiện lối sống hằng ngày, bạn đã có thể giảm nguy cơ đột quỵ đáng kể.
Đột quỵ, còn được gọi là tai biến mạch máu não, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu. Chúng ta vẫn có thể chủ động áp dụng những cách phòng ngừa đột quỵ để bảo vệ sức khỏe bản thân. Vậy làm sao để phòng ngừa đột quỵ? Có những cách phòng chống đột quỵ nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau!
Vì sao cần phòng ngừa đột quỵ từ sớm?
Chủ động phòng ngừa đột quỵ từ sớm là một việc vô cùng quan trọng vì đột quỵ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gây tử vong.
Dưới đây là những lý do vì sao cần thực hiện những cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm:
- Giảm nguy cơ đột quỵ: Việc phòng ngừa đột quỵ thông qua nhận biết và xử lý các yếu tố nguy cơ đột quỵ từ sớm giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh. Những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì và gia đình có tiền sử đột quỵ,… đều có thể được kiểm soát và điều chỉnh để giảm nguy cơ.
- Tránh hậu quả nặng nề: Đột quỵ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm chức năng vận động, tàn tật hay thậm chí tử vong. Áp dụng những cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm giúp bạn có thể giảm nguy cơ phải đối mặt với những hậu quả này và duy trì một chất lượng cuộc sống tốt hơn.
- Tiết kiệm chi phí: Chi phí cấp cứu và điều trị đột quỵ, phục hồi sau đột quỵ thường khá lớn. Do đó, việc thực hiện những cách ngăn ngừa đột quỵ từ sớm cũng giúp giảm thiểu chi phí liên quan đến việc điều trị và chăm sóc sau đột quỵ, từ đó giảm tải gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Tăng cường chất lượng cuộc sống: Phòng ngừa tai biến, đột quỵ từ sớm không chỉ giúp tránh các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, mà còn giúp duy trì một chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thông qua việc duy trì một lối sống lành mạnh, bạn cũng có thể cải thiện chất lượng sức khỏe tổng thể để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.
Nhìn chung, việc phòng ngừa đột quỵ từ có thể giảm nguy cơ đột quỵ cũng như tránh những hậu quả nghiêm trọng sau đột quỵ, giúp đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
10 cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
1. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ não. Cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để giảm nguy cơ đột quỵ.
Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng phòng ngừa đột quỵ não:
- Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa: Trong chế độ ăn uống hằng ngày, cần hạn chế tiêu thụ các loại mỡ động vật, bơ, kem và các sản phẩm chứa chất béo bão hòa. Thay vào đó, nên tăng cường tiêu thụ chất béo không bão hòa như dầu ô liu, cá hồi, hạt chia và quả óc chó,….
- Tăng cường tiêu thụ chất xơ: Một cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả chính là tăng cường hàm lượng chất xơ trong bữa ăn. Bạn có thể lựa chọn các loại rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây,…
- Hạn chế thức ăn mặn: Hạn chế thức ăn nhiều muối giúp kiểm soát huyết áp cao – một yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Tăng cường tiêu thụ các chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, cách phòng ngừa đột quỵ chính là tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dầu thực vật, hạnh nhân, hạt dẻ, cam, chanh,…
- Bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ: Để phòng ngừa đột quỵ, nên bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho sức khỏe não bộ, chẳng hạn như Blueberry và Ginkgo Biloba. Các hoạt chất này không chỉ giúp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ đột quỵ mà còn giúp hỗ trợ cải thiện trí nhớ, giảm đau đầu cũng như nhiều bệnh lý thần kinh khác.
- Giảm tiêu thụ đường: Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây tăng cân, béo phì và dẫn đến tiểu đường và làm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần. Để phòng tránh đột quỵ, nên hạn chế tiêu thụ đường tinh khiết, nước ngọt, đồ ngọt và các sản phẩm chứa đường.
- Đa dạng hóa chế độ ăn uống: Một lưu ý quan trọng khi áp dụng các cách phòng ngừa đột quỵ chính là xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các nhóm thực phẩm khác nhau, giúp đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết cho cơ thể.
2. Tập thể dục
Tập thể dục đều đặn là một cách chống đột quỵ. Việc tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường khả năng vận chuyển và sử dụng oxy trong cơ thể cũng như cải thiện sự tuần hoàn máu, làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch.
Hơn nữa, tập thể dục, vận động thường xuyên cũng giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng và kiểm soát mức đường trong máu. Từ đó làm giảm nguy cơ thừa cân béo phì và mắc bệnh tiểu đường.
Việc tập thể dục giúp giảm căng thẳng và stress, tác động tích cực đến não bộ và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
3. Tránh thừa cân, béo phì
Tránh thừa cân và béo phì là một trong những cách phòng ngừa đột quỵ quan trọng mà bạn cần lưu ý. Nên chủ động theo dõi cân nặng thường xuyên để hạn chế cân nặng vượt quá mức. Khi bạn thừa cân, béo phì, lượng cholesterol xấu (LDL) thường cao và có thể gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Để tránh thừa cân và béo phì, hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và hạn chế chất béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,… Ngoài ra, nên tập thể dục đều đặn và duy trì vận động thường xuyên để đốt cháy calo dư thừa và duy trì cân nặng lý tưởng.
4. Sống lạc quan
Vì sao cần sống lạc quan để phòng tránh đột quỵ? Sống lạc quan không chỉ có tác dụng tích cực đến tâm trạng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ.
Giữ tư duy lạc quan sẽ góp phần giảm căng thẳng và stress, yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, tư duy tích cực và lạc quan cũng góp phần giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ.
5. Không hút thuốc lá
Không hút thuốc lá là một cách phòng ngừa đột quỵ não quan trọng mà bạn nên lưu ý. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại, trong đó có nicotine và carbon monoxide, có thể gây tổn thương đến hệ tuần hoàn và tăng nguy cơ đột quỵ. Cụ thể, nicotine trong thuốc lá gây co thắt động mạch và tăng nguy cơ hình thành mảng bám trong động mạch, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não và gây đột quỵ.
Bên cạnh đó, thuốc lá còn gây tăng huyết áp ngay lập tức sau khi hút. Hơn nữa, hút thuốc lá làm giảm lưu thông máu đến não. Khi não không nhận được đủ lượng máu giàu oxy và dưỡng chất để nuôi các tế bào não thì sẽ có nguy cơ đột quỵ. Bằng cách không hút thuốc lá, bạn có thể giữ cho huyết áp ổn định, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ đột quỵ.
Cần lưu ý rằng việc hút thuốc lá bị động (tiếp xúc với khói thuốc lá từ những người xung quanh) cũng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, bên cạnh việc chủ động cai thuốc lá nếu đang hút thuốc, bạn cũng cần tránh tiếp xúc gần với người đang hút thuốc.
6. Hạn chế rượu bia
Cách phòng tránh đột quỵ đơn giản chính là bạn cần hạn chế rượu bia và các loại thức uống có cồn. Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra đột quỵ. Hơn nữa, thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, tạo điều kiện cho sự hình thành mảng bám trong động mạch – một trong những nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.
Hơn nữa, các loại thức uống có cồn như rượu và bia cũng góp phần gây mất nước và điện giải. Việc uống quá nhiều có thể dẫn đến sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể và tăng nguy cơ đột quỵ.
Vì vậy, để phòng chống đột quỵ, cần lưu ý xây dựng lối sống lành mạnh và kiểm soát việc tiêu thụ rượu bia. Điều này không chỉ giúp bạn giảm nguy cơ bị đột quỵ mà còn bảo vệ sức khỏe gan và sức khỏe tổng thể.
7. Ổn định huyết áp
Ổn định huyết áp là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua khi thực hiện những cách phòng ngừa đột quỵ. Huyết áp tăng cao làm tăng áp lực lên các mạch máu và có thể gây tổn thương đến hệ tuần hoàn, đặc biệt là động mạch. Hơn nữa, huyết áp cao cũng làm tắc nghẽn mạch máu não gây đột quỵ.
Do đó, cần ổn định huyết áp để làm giảm nguy cơ đột quỵ. Nên tuân thủ các biện pháp kiểm soát huyết áp như duy trì mộtchế độ ăn lành mạnh, giảm tiêu thụ muối, ăn nhiều rau xanh, tăng cường hoạt động thể chất, kiểm soát cân nặng và hạn chế stress. Trường hợp có huyết áp cao, nên thảo luận với bác sĩ về kế hoạch điều trị.
8. Kiểm soát cholesterol
Cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch dẫn đến đột quỵ. Hơn nữa, hàm lượng cholesterol cao có thể gây tổn thương cho mạch máu, làm giảm tính đàn hồi của mạch máu, từ đó làm giảm lưu thông máu đến não, góp phần tăng nguy cơ đột quỵ.
Để kiểm soát cholesterol nhằm phòng ngừa đột quỵ, nên hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo. Ngoài ra, nên thường xuyên vận động thể chất cũng như kiểm soát cân nặng và duy trì mức cân nặng trong khoảng lý tưởng.
9. Điều trị các bệnh liên quan
Cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch… là những bệnh lý góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, cách phòng ngừa đột quỵ chính là nên điều trị các bệnh lý liên quan.
Hãy luôn tuân thủ chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất, duy trì sức khỏe.
10. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là và tầm soát đột quỵ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ cũng như bệnh lý liên quan đến đột quỵ. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Khi kiểm tra sức khỏe và tầm soát đột quỵ, bạn có thể được đánh giá về huyết áp, xét nghiệm lipid máu, kiểm tra đường huyết,…
ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ VÀ TƯ VẤN VUI LÒNG LIÊN HỆ TỚI SỐ ĐIỆN THOẠI 0975.055.001